Các loại hình thư viện tại việt nam làm sao nổi bật hình tượng của mình trong phục vụ sinh hoạt cộng đồng (10/10/2013)
Việt Nam cũng bắt đầ u chuyển mình để hội nhập với sự phát triển của ngành thư viện - thông tin trên toàn thế giới. Đến nay, mọi loại hình thư viện đã phát triển nở rộ trên mọi miền đất nước cùng với sự thành lập các liên hiệp thư viện đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu; liên hiệp các thư viện công cộng Kể từ cuối thập niên 1990 cùng với thời kỳ đổi mới đất nước, ngành thư viện vùng; các mạng lưới thư viện trường phổ thông và mới đây vào ngày22/10/2006 tại Hà Nội, Hội Thư viện Việt Nam đã chính thức được thành lập đánh dấu bước ngoặc mới trong sự phát triển thư viện tại Việt Nam.
Tuy nhiên, sự phát triển này mới chỉ là về lượng.Trong phục vụ,các loại hình thư viện tại Việt Nam phải làm sao làm nổi bậc được hình tượng loại hình của mình trong cộng đồng sinh hoạt – có đồng nghiệp là“thương hiệu” như trong bài viết “Thương hiệu đại học quốc gia với hệ thống thư viện” (Bản tin Thư viện – Công nghệ thông tin,tháng 3/2007). Nhưng tôi không muốn dùng danh từ “thương hiệu”hay“biểu tượng”mà dùng từ “hình tượng” của mỗi loại hình thư viện trong lòng cộng đồng sinh hoạt của nó. Có năm loại hình thư viện như được minh họa trong hình 1 .
Ở đẳng cấp cao nhấ t của hệ thống là Thư viện Quốc gia. Cộng đồng sinh hoạt của Thư viện Quốc gia là ở tầng lớp cao về tri thức và nghệ thuật.Để làm nổi bậc hình tượng của mình giữa tầng lớp này, Thư viện Quốc gia với nguồn di sản văn hóa của dân tộc và nguồn tinh hoa văn hóa nước ngoài phải đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, sưu tầm của các học giả, văn nhân, nghệ sĩ.
Thư viện Quốc gia phải thu thập, tích lũy và trình bày được những nguồn tài liệu để giúp KTV Trường học TV Công cộng TV Chuyênngành TV Đại họcTV Quốc gia BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 10/2007 các nhà lập pháp soạn thảo dự luật, giúp các công chức các cấp của chính quyền trong việc soạn thảo chính sách, kế hoạch trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Thư viện Quốc gia cũng phải lưu trữ được những tài liệu khoa học kỹ thuật để giúp các ngành công nghệ trong việc phát minh, sáng chế, cũng như các tài liệu kinh tế thốngkê, thương mại để giúp các doanh nghi ệp lớn trong việc kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra Thư viện Quốc gia nhận là cơ quan đứng đầu lãnh đạo trong việc soạn thảo các tài liệu kỹ thuật chuyên môn trong ngành thư viện học(1). Những hoạt động nêu trên sẽ làm nổi bậc hình tượng Thư viện Quốc gia trong lòng các nhà nghiên cứu, các cơ quan trung ương của quốc gia, các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp, các hội đoàn công nghệ và kinh doanh lớn, v.v…
Ở hệ cấp thứ nhì của ngành thư viện là thư viện của các trường đạ i học cao đẳng và thư viện của các viện nghiên cứu.Thư viện của các viện nghiên cứu cũng như các trung tâm khoa học và công nghệ sẽ làm nổi bậc hình tượng của mình bằng sự đáp ứng nhu cầu sưu tầm,nghiên cứu của các học giả, viện sĩ,các giáo sư đại học qua việc cung cấp các tài liệu phong phú trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội, và nhân văn tùy theo chức năng của từng viện hay trung tâm. Và nhất là đối với các thư viện đại học và cao đẳng, hình tượng của thư viện này còn nổi bậc trong cộng đồng giáo sư, giảng viên và sinh viên không là tùy theo các nguồn tài liệu của thư viện có đáp ứng tích cực cho nhu cầu giảng dạy học tập và làm thay đổi phương pháp giáo dục trong nhà trường.
Như vậy, sưu tập của các thư viện loại này phải bao gồm mọi lĩnh vực của chương trình giáo dục và phản ánh tất cả kinh nghiệm cùng sự tiến bộ của toàn thế giới kích thích óc tò mò nhận xét và phán đoán của sinh viên để mỗ i khi cần đến sinh viên có đủ tài liệu tham khảo để viết mộ t bài báo cáo,chuẩn bị một khóa luận, soạn thảo một luận văn hay đề tài nghiên cứu và để các giáo sư, giảng viên có thể giới thiệu với sinh viên từng loại danh mục hay thư mục tài liệu nghiên cứu tham khảo có trong thư viện nhà trường trong từng giờ học và môn học. Như thế vô hình chung nguồn tài liệu phong phú của các thư viện nhà trường đã làm thay đổi phương pháp học tập và giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng. Và hình tượng thư viện đại học sẽ gắn liền với cuộc sống của sinh viên và hoạt động giảng dạy của ban giảng huấn.
Ở hệ cấp thứ ba là các thư viện chuyên ngành. Đó là thư viện của các cơ sở kinh doanh, tài chính, ngân hàng, của các xí nghiệp sản xuất như khai thác mỏ , xây dựng, thủy lợi,các công nghiệp hóa chất, thực phẩm,luyện kim,công nghệ đồ gốm, gỗ, da,bột giấy,dệt may,v.v…,